BÀI DỰ THI TÌM HIỂU: “65 NĂM LỊCH SỬ VẺ VANG CỦA LLVT ĐỒNG NAI”
3 posters
Trang 1 trong tổng số 1 trang
BÀI DỰ THI TÌM HIỂU: “65 NĂM LỊCH SỬ VẺ VANG CỦA LLVT ĐỒNG NAI”
Câu 1: nêu sựkiện và ý nghĩa ngày truyền thống Lực Lượng vũ trang đồng nai, những phần thưởng cao quý qua 65 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành?
Câu 2: hãy nêu 10 trận đánh tiêu biểu trong 2 cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ trên địa bàn tỉnh đồng nai (thời gian, địa điểm, kết quả)?
Câu 3: chọn viết 1 trong 2 câu sau:
- viết cảm nghĩ không quá 500 từ về đồng chí Huỳnh Văn Nghệ người chỉ huy trưởng đầu tiên sau khi hợp nhất LLVT Đồng Nai?
- Viết cảm nghĩ không quá 500 từ về hình ảnh người chiến sỹ LLVT Đồng Nai hôm nay và hôm qua?
Câu 2:
Ai làm câu 3 thì cho mình xin nha
Câu 2: hãy nêu 10 trận đánh tiêu biểu trong 2 cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ trên địa bàn tỉnh đồng nai (thời gian, địa điểm, kết quả)?
Câu 3: chọn viết 1 trong 2 câu sau:
- viết cảm nghĩ không quá 500 từ về đồng chí Huỳnh Văn Nghệ người chỉ huy trưởng đầu tiên sau khi hợp nhất LLVT Đồng Nai?
- Viết cảm nghĩ không quá 500 từ về hình ảnh người chiến sỹ LLVT Đồng Nai hôm nay và hôm qua?
Trả lời (Sưu tầm trên mạng)
Câu 1:Những phần thưởng cao quý qua 65 xây dựng, chiến đấu và trưởng thành:
Tập thể:
- 1 Huân chương Sao vàng
- 13 Huân chương Thành đồng hạng nhất, nhì, ba
- 1 Huân chương Quân công hạng nhất
- 26 Huân chương Giải phóng hạng nhất, nhì, ba
- 1 Cờ thưởng của Bộ Quốc Phòng
- 46 đơn vị Anh hùng
Cá nhân:
- 8 Huân chương Độc lập
- 149 Huân chương Quân công (các hạng)
- 143 Huân chương Quân kỳ quyết thắng
- 4.491 Huân chương Chiến công (các hạng)
- 36 Huân chương Chiến công giải phóng
- 18.199 Huân chương Chiến sĩ giải phóng.
- 258 Huân, huy chương Chiến thắng
- 5.704 Huân chương Chiến sĩ vẻ vang (các hạng)
- 1.706 Huân chương Bảo vệ Tổ quốc
- 1.050 Huy chương Hữu nghị
- 289 Bà mẹ Việt Nam Anh hùng
- 22 Anh hùng LLVT Nhân dân
Lịch sử ngày truyền thống lực lượng vũ trang tỉnh Đồng Nai
Sau Cách mạng tháng 8 – 1945 thành công, Biên Hoà hình thành nhiều tổ chức vũ trang do những người yêu nước thành lập. Để thống nhất lãnh đạo chỉ huy các lực lượng kháng chiến, theo chỉ đạo của Khu Uỷ , Bộ Tư Lệnh Khu, ngày 15-5-1946 Tỉnh Ủy Biên Hoà triệu tập hội nghị quân sự toàn tỉnh tại Xóm Đèn (xã Tân Hoà, huyện Tân Uyên) và đã quyết định hai vấn đề lớn:
1. Thống nhất các lực lượng vũ trang gồm du kích trại huấn luyện Sở tiêu; Vệ Quốc đoàn quân Châu Thành; Vệ Quốc đoàn Biên Hoà
2. Xây dựng chiến khu D thành căn cứ kháng chiến của Tỉnh
Sự kiện ngày 15-5-1946 là một trong những mốc son quan trọng đánh dấu sự ra đời của lực lượng vũ trang tỉnh Đồng Nai. Từ đây lực lượng vũ trang Biên Hoà được đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp trực tiếp thống nhất của Đảng; mở ra thời kì mới xây dựng và phát triển lực lượng vũ trang của tỉnh từ trên xuống huyện, xã, từng bước hình thành ba hình thức vũ trang trong tỉnh, đảm bảo sự lãnh đạo, chỉ huy thống nhất, tạo ra sức mạnh để lực lượng vũ trang thực hiện thắng lợi nhiệm vụ làm nòng cốt kháng chiến.
Căn cứ vào Quyết định 159/2007/QĐ-BQP ngày 29/10/2007 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng về việc ban hành quy chế ngày truyền thống và các hoạt động kỉ niệm nhân ngày truyền thống của Quân đội và các đơn vị Quân đội nhân dân Việt Nam; các cứ liệu lịch sử về quá trình hình thành, xây dựng, chiến đấu và trưởng thành của lực lượng vũ trang tỉnh Đồng Nai; tầm quang trọng của Hội nghị Quân sự toàn tỉnh Biên Hoà (15 tháng 5 năm 1946, tại Xóm Đèn, xã Tân Hoà, quận Tân Uyên); Bộ Tư lệnh quân khu 7 đã ra quyết định số 1672/QĐ-BTL ngày 16/11/2009 công nhận ngày 15/5/1946 là ngày truyền thống của lực lượng vũ trang tỉnh Đồng Nai. Đến nay (2011) lực lượng vũ trang tỉnh Đồng Nai đã tròn 65 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành.
Ý nghĩa
Lực lượng vũ trang Đồng Nai ra đời từ sau Cách mạng tháng Tám 1945. Cùng với quá trình phát triển của sự nghiệp kháng chiến của sự nghiệp kháng chiến, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh và được nhân dân che chở, nuôi dưỡng, lực lượng vũ trang Đồng Nai lần lượt hình thành và gắn liền với các phong trào Cách mạng của nhân dân, gắn liền với từng bước đi của lịch sử miền Đông, lịch sử dân tộc.
Trải qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp, Mĩ, qua 20 năm kháng chinế vì nền độc lập lực lượng vũ trang Đồng Nai đảm nhiệm vai trò nòng cốt trong chống càn bảo vệ căn cứ (chiến khu D, chiến khu Rừng Sác), là lực lượng chủ lực trong phong trào Cách mạng của nhân dân các vùng nông thôn, góp phần giải phóng hoàn toàn miền Nam.
Sau chiến thắng 30/4/1975, sau hơn 30 năm ngày miềm Nam được giải phóng, đất nước được thống nhất lực lượng vũ trang Đồng Nai vẫn là lực lượng nòng cốt phong trào bảo vệ an ninh chính trị, giữ vững sự ổn định trên địa bàn tỉnh; tích cực truy quét, diệt và bắt bọn tàn quân, bọn phản động chống phá Cách mạng, là công cụ sắc bén của Đảng, bảo vệ chính quyền Cách mạng, bảo vệ cuộc sống yên bình cho nhân dân, luôn chăm lo xây dựng lực lượng vững mạnh về mọi mặt, sẵn sàng chiến đấu giữ vững an ninh chính trị , trật tự xã hội trên địa bàn tỉnh.
Lực lượng vũ trang Đồng Nai suốt hơn nửa thế kỉ qua vẫn luôn giữ vững truyền thống “Bộ đội Cụ Hồ”, truyền thống quê hương “Miền Đông gian lao mà anh dũng”.
Nguồn: vn-zoom.com
65 năm qua cùng với CAND Việt Nam, lực lượng Công an Đồng Nai (tiền thân là Quốc gia tự vệ cuộc Biên Hòa được thành lập ngày 23/8/1945) đã lập nhiều chiến công to lớn trong công cuộc kháng chiến cứu nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, giữ gìn cuộc sống bình yên cho nhân dân. Trong cuộc kháng chiến chống thực dân pháp, dưới sự lãnh đạo của Tỉnh ủy Biên Hòa, Công an Đồng Nai đã cùng nhân dân cả nước làm thất bại kế hoạch "Bình định miền Nam trong vòng 18 tháng", chiến thuật "Tháp canh Đơ-la-tua", âm mưu "Lấy chiến tranh nuôi chiến tranh, dùng người Việt đánh người Việt" của thực dân Pháp. Sau năm 1954, Ban An ninh Trung ương cục và An ninh các tỉnh phía Nam kiên trì bám trụ, xây dựng thực lực cách mạng, sát cánh cùng lực lượng vũ trang tấn công, tiêu diệt địch, mở rộng vùng giải phóng; làm thất bại thủ đoạn thâm độc của bọn tình báo Mỹ - ngụy được trang bị những vũ khí, khí tài hiện đại, góp phần cùng quân và dân cả nước giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Phát huy những thành tích đạt được của các thế hệ Công an đi trước, trong những năm qua, CBCS Công an Đồng Nai luôn bám chắc địa bàn, cơ sở, phát huy sức mạnh của toàn dân và cả hệ thống chính trị trong sự nghiệp bảo vệ an ninh Tổ quốc, đã đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu chống phá của bọn phản động Fulro và các thế lực phản động khác, góp phần giữ vững ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn. Trong giai đoạn cách mạng mới đang mở ra cho đất nước ta nhiều thời cơ thuận lợi nhưng cũng nhiều thách thức mới. Với tình hình đó đặt ra cho công tác vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội nhiều thách thức to lớn. Vì vậy đồng chí Bí thư Tỉnh ủy đề nghị: cần tổ chức rà soát các kế hoạch về bảo vệ ANTQ trong tình hình mới; Tiếp tục tổ chức và thực hiện có hiệu quả chỉ thị về cuộc vận động “Toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc”, nâng cao nhận thức của nhân dân trong công tác phòng chống tội phạm, đồng thời đẩy mạnh công tác tuyên truyền, khuyến khích quần chúng nâng cao tinh thần bảo vệ ANTQ, xây dựng khối đoàn kết dân tộc; Tổ chức tốt công tác nắm tình hình, kịp thời phát hiện các âm mưu của các thế lực thù dịch và bọn tội phạm không để bị động trong mọi tình huống, chủ động tham mưu cho các cấp ủy Đảng, chính quyền; Tự hào và phát huy truyền thống CAND Việt Nam anh hùng, “CAND vì nước quên thân vì dân phục vụ”, nâng cao chất lượng Công an cơ sở, xây dựng lực lượng Công an Đồng Nai chuyên nghiệp, chính quy, tinh nhuyệ và từng bước hiện đại.
Những phần thưởng cao quý qua 65 xây dựng, chiến đấu và trưởng thành:
Tập thể:
- 1 Huân chương Sao vàng
- 13 Huân chương Thành đồng hạng nhất, nhì, ba
- 1 Huân chương Quân công hạng nhất
- 26 Huân chương Giải phóng hạng nhất, nhì, ba
- 1 Cờ thưởng của Bộ Quốc Phòng
- 46 đơn vị Anh hùng
Cá nhân:
- 8 Huân chương Độc lập
- 149 Huân chương Quân công (các hạng)
- 143 Huân chương Quân kỳ quyết thắng
- 4.491 Huân chương Chiến công (các hạng)
- 36 Huân chương Chiến công giải phóng
- 18.199 Huân chương Chiến sĩ giải phóng.
- 258 Huân, huy chương Chiến thắng
- 5.704 Huân chương Chiến sĩ vẻ vang (các hạng)
- 1.706 Huân chương Bảo vệ Tổ quốc
- 1.050 Huy chương Hữu nghị
- 289 Bà mẹ Việt Nam Anh hùng
- 22 Anh hùng LLVT Nhân dân
Nguồn: Yahoo! hỏi và đáp
Câu 2:
- 2/9/1946: Vệ quốc đoàn Biên Hòa phối hợp cùng các LLVT Thủ Dầu 1, Hoóc Môn, Bình Xuyên do Ng~ Bình chỉ huy lần đầu tiên tấn công vào thực dân Pháp trong tỉnh lỵ Biên Hòa gây tấn công vang lớn.
- 2/1947: Đại đội B, chi đội 10 và công nhân tấn công diệt đồn Cây Táo
- 1/3/1948: Chiến thắng La Ngà . Từ cầu La Ngà ->Định Quán. Tiêu diệt 59 xe các loại, 150 lính Lê dương và 25 sĩ quan, trong đó có đại tá phó tổng tham mưu quân Viễn chinh Pháp
- 19/3/1948: Cầu Bà Kiên. Ông Hai Cà cùng đồng đội lần đầu bí mật diệt gọn tháp canh cầu Bà Kiên
- 3/1949: Trung đoàn 310 tổ chức đánh phá chiến khi Đ, chiến khu rừng sát. Ta điệt đồn Tân Lập (Xuân Lộc) thu được toàn bộ vũ khí. Công an tỉnh Biên Hòa phá tan tổ chức gián diệp ở Long Thành do tổ chức Việt Quốc - Việt Cách được thực dân Pháp cài vào hàng ngũ ĐCS do tên Minh cầm đầu. Ta chóng càn ở chiến khu Đ diệt 4 xe tăng ở khu vực Bến Chang Chang
- 2/12/1956: Cuộc nổi dậy phá khám của cán bộ, Đảng viên chiến sĩ yêu nước tại nhà lao Tân Hiệp, Biên Hòa, 1 trong 5 nhà tù lớn của địch ở miền Nam. 462 đồng chí đã trở về với Cách Mạng, ta thu 47 súng các loại.
- 27/4/1961: Đại đội 1 Long Thành đánh úp chốt dân vệ cầu Đen và Bàu Cá ở thị trấn Long Thành
28/4/1961: Đại đội 1 Long Thành tấn công đồn bảo an nhà máy Bình Sơn thu 11 súng và 5 thùng đạn và 2 mát tiện chuyển về xưởng giới miền
- 9/1972. Tại sân bay Biên Hòa và kho liên hợp Long Bình. Đã cho nổ tung 127 máy bay các loại của địch
- 16/4/1975: Tại mặt trận Phan Rang. chúng bị mất vị trí phòng thủ Phan Rang, mất luôn lực lượng trù bị chiến lược cuối cùng. Nguyễn Văn Thiệu cũng biết rằng thời của ông ta đã hết và mọi người mong muốn 1 sự tự rút lui êm ả ở ông ta.
- 30/4/1975: Mặt trận Xuân Lộc đã xảy ra cuộc tấn công vang dội khiến Frank Snepp cho rằng đại tướng Cao Viên phải bất đắc dĩ mà công nhận rằng "Quân đội không còn chiến đấu được nữa và không còn hy vọng gì thắng trận"
Nguồn: Vn-zoom.com
1. Chiến thắng La Ngà:
- ngày 1/4/1948, đoạn đường từ cầu La Ngà đến huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai, tiêu diệt được 59 xe các loại, 150 lính và 25 sĩ quan Pháp, trong đó có Đại tá Patruit, tham mưu phó quân viễn chinh Pháp ở Đông Dương; Đại tá Sérigné, Lữ đoàn trưởng Lữ đoàn 13 quân lê dương Pháp...
2. Chiến thắng Sân bay Biên Hòa:
- đêm 30 rạng sáng ngày 31/10/1964, Sân bay Biên Hòa, TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, Thiêu hủy 59 chiếc máy bay, trong đó có 21 chiếc B.57; 01 chiếc U 2; 11 chiếc AD 6; 01 kho đạn pháo 105 ly; 01 kho xăng, 18 trại lính, 293 tên giặc lái và chuyên viên kỹ thuật cao cấp của Mỹ bị diệt.
3. Trận đánh Nhà Xanh:
- Thời gian: ngày 7/7/1959, Nhà Xanh, phường Thống Nhất, TP Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai.
4. Chiến dịch Xuân Lộc
- từ ngày 9 đến ngày 21/4/1975, huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai, gây nhiều thiệt hại nặng cho địch, tiêu diệt hàng chục xe tăng.
5. Trận đánh Tháp canh, Cầu Bà Kiên:
- đêm 22 rạng sáng 23-3-1950, huyện Tân Uyên, tỉnh Biên Hòa (nay là huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương).
6. Giải phóng Tân Phú – Định Quán:
- ngày 20/3/1975, huyện Tân Phú và huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai, thu 50 súng các loại, đồn 125 bị diệt, xã 125 được giải phóng.
7. Chiến thắng Tổng kho hậu cần Long Bình:
- ngày 28/10/1966, phường Long Bình, TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai
8. Chiến thắng Trảng Bom - Biên Hòa:
- ngày 20/7/1951, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai.
9. Đồng khởi
- Ngày 16 tháng 3 năm 1961 tại Thị xã Biên Hòa
10. Trận Đồng Xoài hay Đợt II Chiến dịch Đồng Xoài:
- Là một trận đánh do Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam diễn ra vào 10 đến 11 tháng 6năm 1945
11. Cuộc tổng tấn công và nổi dậy vào mùa xuân 1968
- do Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam chỉ huy diễn ra mạnh mẽ tại tỉnh Biên Hòa.
12. Chiến dịch Phan Rang - Xuân Lộc
- là chiến dịch quyết định giữa Quân đội nhân dân Việt Nam và Quân lực Việt Nam cộng hòa trước cửa ngõ Sài Gòn trong Cuộc tổng tiến công nổi dậy mùa xuân năm 1975. Chiến dịch diễn ra vào khoảng 9/4/1975 - 22/4/1975
Nguồn: Google giải đáp beta
Ai làm câu 3 thì cho mình xin nha
Được sửa bởi Admin ngày Sat Apr 09, 2011 11:54 am; sửa lần 1.
Re: BÀI DỰ THI TÌM HIỂU: “65 NĂM LỊCH SỬ VẺ VANG CỦA LLVT ĐỒNG NAI”
Sưu tầm thêm của câu 1
Ngày 16-11-2009, trên cơ sở đề nghị của Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh, Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Quân khu 7 đã ra quyết định công nhận ngày 15-5-1946 là Ngày truyền thống của lực lượng vũ trang Đồng Nai.
* Lịch sử hào hùng
Trước Cách mạng tháng 8-1945, các tổ chức đấu tranh vũ trang ở Đồng Nai đã hình thành. Tiêu biểu như Đội Xích Vệ trong cuộc đấu tranh của công nhân cao su Phú Riềng (năm 1930) và Đội vũ trang trong Nam kỳ khởi nghĩa. Những tổ chức này đã góp phần rất lớn cùng nhân dân cả nước làm nên cuộc Cách mạng tháng 8-1945 vang dội, giành lại độc lập tự do cho nước nhà.
Sau ngày thực dân Pháp tái chiếm Biên Hòa (24-10-1945), dưới sự lãnh đạo của Đảng, ở Đồng Nai lần lượt hình thành các tổ chức vũ trang như: Trại du kích Bình Đa - Vĩnh Cửu, Quân giải phóng quận Châu Thành, Long Thành và Biên Hòa. Đầu năm 1946, các lực lượng vũ trang trên thống nhất lại và thành lập Chi đội 10 Biên Hòa do đồng chí Huỳnh Văn Nghệ làm Chi đội trưởng. Tuy nhiên, vào thời điểm ấy, các tổ chức vũ trang tồn tại trong tình trạng thiếu sự thống nhất về tổ chức và hệ thống lãnh đạo, chỉ huy; lực lượng vũ trang chưa được đưa vào guồng máy kháng chiến chung do Đảng lãnh đạo. Mãi đến tháng 5-1946 (sau này được xác định là ngày 15-5-1946), tại hội nghị Cù lao Vịt và hội nghị Xóm Đèn (thuộc xã Tân Hòa, quận Tân Uyên), Tỉnh ủy Biên Hòa triệu tập hội nghị quân sự toàn tỉnh, quyết định thống nhất các lực lượng vũ trang và lấy tên là Vệ quốc đoàn Biên Hòa - tiền thân của lực lượng vũ trang Đồng Nai ngày nay và xây dựng Chiến khu Đ thành căn cứ kháng chiến của tỉnh.
Kể từ khi các lực lượng vũ trang tỉnh có sự lãnh đạo tập trung, toàn diện của Đảng nên đã không ngừng lớn mạnh. Đầu năm 1948 đến cuối năm 1949, Chi đội 10 Biên Hòa lần lượt chuyển thành Trung đoàn 310, liên Trung đoàn 310-301. Tháng 5-1951, lực lượng vũ trang tỉnh được tổ chức lại thành Tiểu đoàn 303, các đại đội độc lập, các huyện đội và du kích các xã. Thời kỳ chống Mỹ cứu nước, đầu năm 1956, Đội vũ trang tỉnh Biên Hòa được thành lập. Tiếp theo từ các năm 1957-1965, trên địa bàn tỉnh thành lập thêm các đơn vị Đại đội: 50, 250, 308, 240 (về sau phát triển thành Tiểu đoàn 240); Đội vũ trang Long Khánh; các trung đội địa phương của các huyện: Long Thành, Nhơn Trạch, Vĩnh Cửu, Xuân Lộc và Thị đội Đặc công U1 Biên Hòa.
Trải qua 64 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, lực lượng vũ trang Đồng Nai không ngừng lớn mạnh, có nhiều đóng góp to lớn trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc và làm nghĩa vụ quốc tế. Những địa danh lịch sử, văn hóa của Đồng Nai ngày nay còn in đậm những chiến công của lực lượng vũ trang tỉnh nhà như các trận chiến thắng: Gia Huynh, Trảng Bom, Bảo Chánh, Bàu Cá... Trong đó, đỉnh cao là chiến thắng La Ngà vào ngày 1-4-1948 - trận đánh giao thông lớn nhất trong thời kỳ chống Pháp, làm chấn động dư luận trong và ngoài nước. Và đặc biệt, trận đánh đặc công tiêu diệt tháp canh cầu Bà Kiên là trận mở đầu cho sự hình thành và phát triển bộ đội đặc công của Quân đội nhân dân Việt Nam. Rồi trận đánh vào Tổng kho liên hợp quân sự Long Bình, sân bay Biên Hòa của ngụy trong thời kỳ chống Mỹ... đã tô điểm thêm cho những chiến công của lực lượng vũ trang Đồng Nai.
Nguồn: Báo đồng nai
r[o]k_st[o]rm- Tổng số bài gửi : 116
Điểm : 108
Thanks : 1
Join date : 06/05/2010
Age : 28
Đến từ : vn
Re: BÀI DỰ THI TÌM HIỂU: “65 NĂM LỊCH SỬ VẺ VANG CỦA LLVT ĐỒNG NAI”
Tks bạn An nhá!!!!!!!!!
KA- Khách viếng thăm
Re: BÀI DỰ THI TÌM HIỂU: “65 NĂM LỊCH SỬ VẺ VANG CỦA LLVT ĐỒNG NAI”
thay mat lop tk B.AN nhju nhak
_9/6nak_- Khách viếng thăm
Re: BÀI DỰ THI TÌM HIỂU: “65 NĂM LỊCH SỬ VẺ VANG CỦA LLVT ĐỒNG NAI”
cau 3 nak moj nguoj
Huỳnh Văn Nghệ không chỉ là một nhà chỉ huy quân sự tài năng, kiên cường với cuộc đời hoạt động cách mạng oanh liệt, vẻ vang mà còn là một cây bút tràn đầy nhiệt huyết trong các hoạt động báo chí, văn hóa, văn nghệ, đặc biệt là ở lĩnh vực thơ ca. Qua các tác phẩm của ông, người đọc có thể hiểu thêm về quê hương, gia đình, cuộc đời binh nghiệp, văn nghiệp của ông, về cuộc chiến đấu gian khổ, trường kỳ, oanh liệt của nhân dân miền Đông Nam Bộ. Huỳnh Văn Nghệ mưu lược, văn võ song toàn, xông pha trận mạc làm quân thù nghe danh bạt vía kinh hồn nhưng đồng chí, đồng bào, đồng đội luôn hướng về ông với sự ngưỡng mộ, cảm phục, và trìu mến gọi ông với cái tên thân thiết: anh Tám Nghệ. Huỳnh Văn Nghệ đã cùng biết bao anh hùng đã ngã xuống để tìm một tương lai huy hoàng ngời sáng cho đất nước. Người xưa đã khuất, nhưng đất nước này, núi sông này mãi ghi dấu chiến công lẫy lừng của một thời gian lao anh dũng.
có dở thì mọi người đừng la mjk nhak
Huỳnh Văn Nghệ không chỉ là một nhà chỉ huy quân sự tài năng, kiên cường với cuộc đời hoạt động cách mạng oanh liệt, vẻ vang mà còn là một cây bút tràn đầy nhiệt huyết trong các hoạt động báo chí, văn hóa, văn nghệ, đặc biệt là ở lĩnh vực thơ ca. Qua các tác phẩm của ông, người đọc có thể hiểu thêm về quê hương, gia đình, cuộc đời binh nghiệp, văn nghiệp của ông, về cuộc chiến đấu gian khổ, trường kỳ, oanh liệt của nhân dân miền Đông Nam Bộ. Huỳnh Văn Nghệ mưu lược, văn võ song toàn, xông pha trận mạc làm quân thù nghe danh bạt vía kinh hồn nhưng đồng chí, đồng bào, đồng đội luôn hướng về ông với sự ngưỡng mộ, cảm phục, và trìu mến gọi ông với cái tên thân thiết: anh Tám Nghệ. Huỳnh Văn Nghệ đã cùng biết bao anh hùng đã ngã xuống để tìm một tương lai huy hoàng ngời sáng cho đất nước. Người xưa đã khuất, nhưng đất nước này, núi sông này mãi ghi dấu chiến công lẫy lừng của một thời gian lao anh dũng.
có dở thì mọi người đừng la mjk nhak
_9/6nak_- Khách viếng thăm
NGUYỄN TRÃI MIỀN ĐÔNG NAM BỘ - HUỲNH VĂN NGHỆ
Câu 3:
Thanks các bạn 9/6 nha
Nguồn: bài viết của 1 blogger có nickname Kim Long KhánhĐăng ngày: 13:41 02-12-2008
Thư mục: TRUYỆN NGẮN
NGUYỄN TRÃI CỦA MIỀN ĐÔNG NAM BỘ
Sau năm 1975, tình cờ tôi đọc được những dòng thơ viết về cái chết của anh Xiểng mà người viết chú giải tác giả là nhà thơ Huỳnh Văn Nghệ : Anh Xiểng trên đường đi Hà Nội họp Quốc hội khoá đầu tiên vào cuối tháng 3 - 1940 đã bị giặc Pháp bắt đưa về Xuân Lộc. Biết anh là đại biểu Quốc hội, chúng dùng mọi cực hình tra tấn hết sức dã man, trói ghì anh đằng sau xe Jeep, kéo lê trên đường. Thế nhưng ...
Như ngọn núi Chứa Chan
Vẫn cao đầu hiên ngang dưới nắng
Bên tai anh lời ca cách mạng
Vẫn vang trong tiếng suối lời chim
Và trước họng súng tội ác ấy :
Anh vẫn đứng lặng im
Nhìn lũ giặc căm thù sôi trong máu
Anh gầm lên tiếng thét vang rừng
Không !... Không đầu hàng
Tao thà chết tại đây.
Xúc động với những lời thơ không đầu không đuôi này, tôi đã kêu lên trong thán phục :
- Ôi chao ! Một bài thơ hay, lại là một bài thơ của tác giả “ vô danh”.
Vâng ! Qủa thật - Huỳnh Văn Nghệ - cái tên quá xa lạ với tôi lúc bấy giờ. Sau này, qua sách báo, nhất là từ cuộc thi tìm hiểu về Biên Hoà - Đồng Nai 300 năm, tôi đã ít nhiều biết đến tên ông - Huỳnh Văn Nghệ - nhà thơ mà tôi đã ngưỡng mộ ngay từ thời điểm giao thời của hai chế độ ấy, thật sự không phải là một nhà thơ “ vô danh” tí nào. Thơ của ông là những bản hùng ca yêu nước, nói theo quan điểm của Bác Hồ là :
Nay ở trong thơ nên có thép
Nhà thơ cũng phải biết xung phong
Đa số những bài của ông đều có gắn liền với Chiến khu Đ, với nhiều sắc thái khác nhau, ăm ắp tình người và sâu đậm tình nước như : Du kích Đồng Nai; Ngày hội; Xuân chiến khu; Chiến khu Đ chống bão ... Điều đó cũng chẳng có gì là khi suốt cả thời trai trẻ , Huỳnh Văn Nghệ đã dành hết cho Chiến khu Đ. Thơ ông để lại cho người đọc một một cái gì sâu lắng. Thương cho em bé học trò trong “ Trốn học”, không phải vì lười học mà vì nghèo không có được chiếc áo thứ hai để mặc, ngoài chiếc áo cũ rách em đang mặc.
Má ơi !Thầy của con
Như là không biết thương
Những trò nghèo áo rách
Mỗi bữa mỗi đánh đòn
......................................
Xấu hổ và sợ đau
Không tiền may áo mới
Nên con đành trốn học
Để chờ ngày mẹ giàu.
Nghe con phân trần lí do trốn học của mình, người mẹ :
Cành roi rời khỏi tay
Khăn rằn lau nước mắt
Mẹ ôm con vào ngực
Chim rừng ngơ ngác bay...
Ai đã từng đọc “ Tiếng hát trong rừng” của Huỳnh Văn Nghệ chắc không khỏi thấy lòng mình đau đáu, nhức nhối với người chiến sĩ bị thương phải cưa chân bằng cưa thợ mộc, không thuốc gây mê, đã hát vang mãi bài Quốc ca “Đoàn quân Việt Nam đi ...” để quên nỗi đớn đau. Một sự chịu đựng phi thường, rất đáng khâm phục, một thi tứ lạ đến lặng người. Thơ là người, người chính là thơ. Cái ý chí kiên cường, tinh thần bất khuất trong thơ Hùynh Văn Nghệ làm cho người đọc như muốn cùng ông “ vung kiếm thép” :
Trở lại yên ngựa đi từng bước
Cúi đầu nén nỗi đau thương
Nhưng lửa căm hờn
Bỗng dưng cao đầu ngựa dậy
Vang trời ngựa hí
Chí phục thù cháy bỏng tay cương.
Nhà thơ “ vô danh” Huỳnh Văn Nghệ trong ý nghĩ tôi dạo nào không những không là người “ vô danh” trên mặt trận văn hoá, tư tưởng, chính trị mà ông còn là một “ người hùng” trong quân đội. Không phải là một chiến sĩ do đủ tuổi phải đi nghĩa vụ, mà ông đã bước vào quân ngũ theo lời gọi của trái tim quật khởi, một tấm lòng yêu nước, thương dân. Từ một công chức hoả xa, ông đã đến với cách mạng, cùng một số đồng chí vận động, tập hợp lực lượng lập chiến khu kháng chiến, chỉ huy Chi đội 10 Vệ quốc đoàn Biên Hoà. Ông chính là linh hồn của Chiến khu Đ.
Tôi từng có niềm tự hào về Nguyễn Trãi. Và như nhà thơ Chế Lan Viên trong khi ca ngợi Tổ quốc của thời đại ta đang sống - thời đại có Đảng và có Bác Hồ - đã có làm công việc so sánh với quá khứ và tương lai. Tổ quốc trong quá khứ hiện lên trong thơ là một quá khứ anh hùng có truyền thống văn hoá rực rỡ. Qúa khứ có :
Khi Nguyễn Trãi làm thơ và đánh giặc
Nguyễn Du viết Kiều đất nước hoá thành văn.
Nguyễn Trãi là một vị quan văn võ song toàn. Huỳnh Văn Nghệ cũng là một tướng lãnh song toàn văn võ. Vì vậy, trong ý nghĩ của riêng tôi : Huỳnh Văn Nghệ chính là “ Nguyễn Trãi” của miền Đông Nam Bộ. Thơ ông được mọi người từ Bắc chí Nam biết đến qua bài thơ “ Nhớ Bắc”. Nhưng với tôi, hai câu thơ được khắc trên bia đá nơi mộ ông lại làm tôi nao lòng :
Gởi lại bạn mấy vần thơ trên cát
Và chiều nay tôi sang bến, lên đường
Hôm nay, nhân kỉ niệm 55 năm ngày thành lập Chiến khu Đ, tôi viết mấy dòng chữ này như lời tri ân của người hậu bối đối với những người làm nên lịch sử Chiến khu Đ và như thay một nén hương thắp lên mộ ông - nhà thơ - chiến sĩ Huỳnh Văn Nghệ.
(Kỉ niệm 55 năm - thành lập Chiến khu Đ)
Năm 2001
Kim
( longkhanh )
HUỲNH VĂN NGHỆ
Huỳnh Văn Nghệ sinh ngày 2-2-1914 tại làng Tân Tịch ( Tân Uyên, tỉnh Biên Hoà; nay thuộc xã Thường Tân, huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương ).
Vào thời kháng chiến chống Pháp ở vùng Chiến khu Đ, Huỳnh Văn Nghệ là một nhà chỉ huy cách mạng. Ông từng là người chỉ huy Chi đội 10 nổi tiếng tại miền Đông thời ấy.
Nhân dân mến mộ gọi ông là ông tướng, các tài liệu của Pháp và quân đội Saigon gọi ông là tướng Nghệ, là Huỳnh tướng quân. Thật ra, cấp quân hàm cao nhất của Huỳnh Văn Nghệ là thượng tá.Tuy nhiên, nhiều vị tướng vốn là chiến sĩ, cán bộ được ông đào tạo, dìu dắt vẫn tôn vinh là anh cả với niềm tôn kính vô bờ.
Huỳnh Văn Nghệ qua đời tại thành phố Hồ Chí Minh năm 1977. Linh cữu của ông được đưa về an táng tại vùng quê Tân Tịch, Tân Uyên. Nơi mộ ông có khắc hai câu thơ nổi tiếng của ông :
Gởi lại bạn mấy dòng thơ trên cát
Và chiều nay tôi sang bến, lên đường !
Những bài thơ của ông :
- Bà bán cau ( 1935 ) - Mộ bia ( 1936 ) - Đám ma nghèo ( 1938 ) - Trốn học ( 1939 ) - Xuân chiến Khu ( 1946 ) - Du kích Đồng Nai, Hội nghị Bình Công ( 1954 ) ...
Văn :
Trận Mãng xà - Sấu đỏ mũi - Tiếng hát trên sông Đồng Nai - Chùa ông Mõ - Mất đồn Mỹ Lộc - ...
SÔNG ĐỒNG NAI
Sông Đồng Nai sông nước anh hùng
Nguồn xa, xa tận núi rừng hoang vu
Lệ tiên kết đọng hồ sâu
Còn mơ cao rộng nhớ màu gió trăng
Xông pha vượt núi băng ngàn
Gặp La Ngà nghĩa bạn vàng kết đôi
Thề : “ Dù trắc trở núi đồi
Cũng liều sống thác tìm trời tự do ...”
Đôi lòng nặng chí giang hồ
Ngàn thu say bước trở về biển xanh.
Đường xa lên thác xuống gành
Ruộng đồng lưu luyến thị thành mến ưa.
Lệ đời tràn ngập hồn thơ
Bao phen lũ hận bẻ bờ đau thương.
Gío ngang, thuyền ngược trăm đường
Đồng Nai hoà Thái Bình Dương dâng trào.
1940
NHỚ BẮC
Ai về Bắc ta đi với
Thăm lại non sông giống Lạc Hồng
Từ độ mang gươm đi mở cõi
Trời Nam thương nhớ đất Thăng Long.
Ai nhớ người chăng ? Ôi Nguyễn Hoàng !
Mà ta con cháu mấy đời hoang
Vẫn nghe trong máu buồn xa xứ
Non nước Rồng Tiên nặng nhớ thương
Vẫn nghe tiếng hát thời quan họ
Xen nhịp từng câu vọng cổ buồn
Vẫn thương vẫn nhớ mùa vải đỏ
Mỗi lần phảng phất hương sầu riêng.
Sứ mạng ngàn thu dễ dám quên
Chinh Nam say bước quá xa miền
Kinh đô nhớ lại xa muôn dặm
Muốn trở về quê, mơ cảnh tiên
CKĐ 1946
Thanks các bạn 9/6 nha
Re: BÀI DỰ THI TÌM HIỂU: “65 NĂM LỊCH SỬ VẺ VANG CỦA LLVT ĐỒNG NAI”
pạn B.An kjếm nguồn tư liệu fản động wá!!!!
r[o]k_st[o]rm- Tổng số bài gửi : 116
Điểm : 108
Thanks : 1
Join date : 06/05/2010
Age : 28
Đến từ : vn
del
Đề nghị del topic phản động này
Neymar- Tổng số bài gửi : 130
Điểm : 172
Thanks : 3
Join date : 10/05/2010
Age : 28
Đến từ : Hà Nội
Re: BÀI DỰ THI TÌM HIỂU: “65 NĂM LỊCH SỬ VẺ VANG CỦA LLVT ĐỒNG NAI”
đề nghị các bạn xem lại nhéNeymar đã viết:Đề nghị del topic phản động này
Mình đã Edit chỗ đó lâu rồi.
đọc kj~ lại đi
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết